• This is slide 1 description. This Blogger Template is Designed By NewBloggerThemes.com. Go to Edit HTML and find this. Replace this with your own description ...

  • This is slide 2 description. This Blogger Template is Designed By NewBloggerThemes.com. Go to Edit HTML and find this. Replace this with your own description ...

  • This is slide 3 description. This Blogger Template is Designed By NewBloggerThemes.com. Go to Edit HTML and find this. Replace this with your own description ...

  • This is slide 4 description. This Blogger Template is Designed By NewBloggerThemes.com. Go to Edit HTML and find this. Replace this with your own description ...

  • This is slide 5 description. This Blogger Template is Designed By NewBloggerThemes.com. Go to Edit HTML and find this. Replace this with your own description ...

  • This is slide 6 description. This Blogger Template is Designed By NewBloggerThemes.com. Go to Edit HTML and find this. Replace this with your own description ...

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2016

Sự khác biệt giữa hai bức thư, hay nói rõ hơn là hai cuộc đời khiến chúng ta phải suy ngẫm lại về cách giáo dục con cái. 

Người xưa vẫn thường nói “sai một ly, đi một dặm”, giáo dục con cái không đúng cách, có thể khiến cuộc đời của con trôi xa và không cách nào quay đầu lại được nữa…

Dưới đây là bức thư của tử tù viết cho mẹ:
Thưa Mẹ!
Con của mẹ ngày mai là phải ra pháp trường rồi. Con cũng không biết tại sao mình lại đi đến bước đường cùng như thế này, hiện tại con chỉ thấy mọi ký ức như đang trở về và hiển hiện trước mắt con…
Khi con được 3 tuổi, con chạy rất nhanh, vấp phải hòn đá và té ngã. Mẹ đã chạy đến và đỡ con đứng dậy. Mẹ vừa dỗ dành con không khóc vừa mắng hòn đá: “Sao mày lại làm con tao khóc, để mẹ đánh cho hòn đá một trận“. Con đang cố chịu đau để cầm nước mắt, nhưng nghe xong câu nói của mẹ, con đã khóc trong lòng mẹ rất lâu mới chịu nín. Mẹ đã cho con biết rằng, lý do con ngã là do hòn đá, nhưng con lại không hiểu rằng, mẹ chỉ muốn dỗ dành cho con không khóc nữa.

Khi con được 4 tuổi, do con muốn xem tivi nên không muốn ăn cơm tối. Mẹ đã ân cần mang cơm đến và bón cho con ăn. Mẹ đã dạy cho con biết cách tận hưởng cuộc sống, nhưng con lại không hiểu rằng, mẹ sợ con làm vãi cơm làm bẩn quần áo, rồi tự mẹ lại phải đi giặt.
Khi con được 6 tuổi, mẹ đưa con đến trung tâm mua sắm để mua quà giáng sinh, mẹ đã nói với con là chỉ được mua một thứ đồ chơi. Nhưng khi con được mua “người sắt biến hình” con lại muốn mua máy bay. Khi mẹ không đồng ý, con đã nằm xuống đất và khóc cho đến khi mẹ chịu mua cho con mới thôi. Mẹ đã cho con biết dùng chiêu này là con có thể đòi được đồ mà mình yêu thích, nhưng con không biết rằng, mẹ mua cho con, chỉ vì không muốn mất mặt chỗ đông người.
Khi con được 8 tuổi, con muốn tự mình giặt tất, mẹ đã sợ con giặt không sạch, con muốn rửa bát, mẹ đã sợ con làm vỡ, con muốn tự mình xới cơm, mẹ đã sợ con bị bỏng. Mẹ đã cho con thấy, trong cuộc sống này, hóa ra có rất nhiều khó khăn và nguy hiểm mà con không thể đối diện. Nhưng con đã không hiểu rằng, mẹ chỉ không muốn mất công thu dọn và làm các việc do con có thể sơ ý gây ra.
Khi con được 10 tuổi, mẹ đã đăng ký cho con 3 lớp phụ đạo văn hóa, và 2 lớp học năng khiếu. Khi con cảm thấy mệt mỏi đến mức không chịu nổi, mẹ đã nói: “Nếu con không chịu được khổ thì làm sao thành người tài giỏi được“. Mẹ đã cho con biết rằng, học tập là việc rất cực khổ, nhưng con không hiểu rằng, mẹ chỉ muốn con sẽ có ngày thành đạt để có thể mở mày mở mặt trước mọi người.
Khi con được 13 tuổi, con đá bóng, do sơ ý đã làm vỡ của kính của nhà hàng xóm, mẹ đã dùng tiền để bồi thường và dắt con đi xin lỗi họ. Mẹ đã cho con biết rằng, khi gây ra chuyện chỉ cần nói “xin lỗi” là xong, nhưng con đã không biết, mẹ đang oán trách nhà hàng xóm đã đòi mình bồi thường quá nhiều tiền.
Khi con được 15 tuổi, con đòi chơi đàn piano, mẹ đã vay tiền để mua cho con một chiếc đàn. Nhưng chỉ sau một tháng, con đã không còn động đến nó nữa, mẹ đã cho con thấy, hóa ra không có tiền cũng có thể tùy ý sở hữu những đồ mà mình thích. Nhưng con đã không biết rằng, mẹ đã phải vất vả làm việc 3 năm mới trả được hết nợ.
Năm 19 tuổi, con chuẩn bị thi vào đại học, mẹ nói rằng, làm luật sư không những có nhiều tiền mà còn có địa vị trong xã hội, và nhất định muốn con học ngành luật. Mẹ đã cho con thấy rằng, chỉ cần con đi theo những gì mẹ sắp đặt là được. Nhưng con không biết rằng, mẹ chỉ muốn thông qua con để thực hiện giấc mơ mà trước đây mẹ đã không làm được.
Năm con 20 tuổi, con muốn thay điện thoại mới, với lý do có thể liên lạc với mẹ thường xuyên hơn. Mẹ đã không cần cân nhắc nhiều và chuyển ngay cho con 10 triệu đồng. Nhưng con chỉ dùng điện thoại để liên lạc với bạn gái, trong vòng 1 năm con chỉ gọi cho mẹ có mấy lần. Mẹ đã cho con thấy rằng, mẹ là một ngân hàng miễn phí mà con có thể lấy bất cứ lúc nào. Nhưng con đã không biết rằng, mẹ đã nhiều lần chờ đợi con gọi điện để chúc mừng trong ngày sinh nhật mẹ.
Năm con 24 tuổi, sau khi con tốt nghiệp đại học, mẹ đã dùng tiền để con được vào làm tại đơn vị hành chính sự nghiệp. Mẹ đã cho con thấy, 4 năm đại học chơi bời, khi ra trường vẫn có thể có được một công việc ổn định. Nhưng con đã không biết rằng, vì con mà mẹ đã phải đi cầu cạnh biết bao người.
Năm con 27 tuổi, quan hệ của con với các bạn gái đều không được lâu dài, các cô gái đều nói con là người không có trách nhiệm, vẫn là một cậu bé chưa trưởng thành. Mẹ đã nói rằng, do duyên chưa đến, các cô gái đó đều không xứng với con. Mẹ đã cho con thấy rằng, những cô gái không lấy được con là do họ kém phúc phận. Nhưng con đã không biết rằng, mẹ đã vì con mà đi rất nhiều nơi để dò hỏi cho con người ưng ý.
Năm con 32 tuổi, do con đánh bạc thua, và nợ rất nhiều tiền, mẹ đã rất tức giận đến mức sinh bệnh, nhưng cuối cùng thì mẹ cũng trả hết nợ cho con. Mẹ đã cho con thấy, cho dù con có gây ra tội tình gì đi nữa, thì mẹ cũng đều giúp con gánh vác trách nhiệm. Nhưng con đã không biết rằng, mẹ đã vì con mà tiêu hết đi khoản tiền mẹ dành dụm cho tuổi già của mình.
Năm con 35 tuổi, khi con biết mẹ đã không còn đồng nào trong người, con đã đi cướp của giết người. Khi con nghe thấy họ tuyên án tử hình, mẹ đã khóc và trách ông trời không công bằng, vất vả cả đời vì con, vậy mà cuối cùng lại ra nông nỗi này. Cuối cùng con đã biết, mẹ đã vì yêu con mà hết lần này đến lần khác cướp đoạt đi cơ hội trưởng thành của con, hết lần này đến lần khác bóp chết đi năng lực sinh tồn của con, lấy đi trách nhiệm đối với cuộc đời của chính con. Hóa ra cho đến lúc cận kề cái chết, con vẫn chưa trưởng thành. Mẹ đã dùng phương pháp sai lầm và vất vả cả đời vì con cái, để đổi lấy sự đau khổ cho cả 2 thế hệ. Hóa ra giáo dục con cái không có cơ hội để lặp lại lần thứ 2, hóa ra, mẹ đã tự tay đưa con lên đoạn đầu đài… Mẹ hãy bảo trọng! Ngày mai con phải đi rồi. Hy vọng ở một thế giới khác, con có thể học được cách có trách nhiệm với chính mình, tự mình tìm được hạnh phúc cho chính mình…
12814637_470684283133728_7125597606147633868_n
Dưới đây là bức thư, một CEO viết cho mẹ:
Thưa Mẹ!
Con của mẹ ngày mai sẽ khởi công xây dựng một công xưởng mới. Để con có được thành công như ngày hôm nay, đều là do công dạy dỗ của mẹ. Bỗng nhiên mọi ký ức như đang trở về hiển hiện trước mắt con…
Khi con được 3 tuổi, con chạy rất nhanh, vấp phải hòn đá và té ngã. Mẹ đã để con tự đứng dậy và nói: “Lần sau cần phải cẩn thận hơn“. Mẹ đã dạy cho con biết phải tự chịu trách nhiệm trước hành động của mình.
Khi con được 4 tuổi, do con muốn xem tivi nên không muốn ăn cơm tối. Mẹ đã nói, nếu không ăn thì phải chịu đói cho đến ngày hôm sau, con đã đồng ý, và nghĩ rằng mẹ chỉ nói vậy thôi. Nào ngờ, đến buổi tối con lục tìm đồ ăn… ngay cả một hạt cơm cũng không còn trong nồi. Mẹ đã dạy cho con biết, phải tự chịu trách nhiệm với sự bướng bỉnh của mình.
Khi con được 6 tuổi, mẹ đưa con đến trung tâm mua sắm để mua quà giáng sinh, mẹ đã nói với con chỉ được mua một thứ đồ chơi. Nhưng khi con được mua “người sắt biến hình” con lại muốn mua máy bay. Khi mẹ không đồng ý, con đã nằm xuống đất và khóc, nào ngờ mẹ quay lưng bước đi để mặc con ở đó. Khi đó con chỉ biết đứng dậy, vừa lau nước mắt vừa chạy theo mẹ. Mẹ đã dạy cho con biết phải tự chịu trách nhiệm trước sự lựa chọn của bản thân.
Khi con được 8 tuổi, con muốn tự mình giặt tất, mẹ đã dạy con làm thế nào để giặt cho sạch, con muốn rửa bát, mẹ đã dạy con phải cẩn thận để bát không bị vỡ, con muốn tự mình xới cơm, mẹ đã dạy con xới cơm cẩn thận để không bị bỏng. Mẹ đã dạy cho con biết phải có trách nhiệm với cuộc sống của mình.
Khi con được 10 tuổi, mẹ thấy các buổi học thêm của con kín mít, mẹ nói rằng : “Đến lớp hãy cố gắng học, khi nghỉ hãy chơi cho thỏa thích, nếu còn thời gian thì đọc thêm sách vở, thì con sẽ không sợ thua kém ai cả“. Mẹ đã dạy cho con biết phải tự chịu trách nhiệm trước sở thích của mình.
Khi con được 13 tuổi, con đá bóng, do sơ ý đã làm vỡ của kính của nhà hàng xóm. Mẹ đã đưa con đến cửa hàng để mua kính, sơn và đinh, sau đó mẹ đã bảo con giúp mẹ cùng lắp lại cửa kính cho họ. Sau đó còn trừ tiền tiêu vặt của con vào tháng sau. Mẹ đã dạy cho con biết phải tự chịu trách nhiệm trước những sai lầm của bản thân.
Khi con được 15 tuổi, con đòi chơi đàn piano, mẹ đã mua cho con kèn ác-mô-ni-ca. Mẹ nói với con rằng: “Thổi được kèn ác-mô-ni-ca đi đã rồi hãy nói đến chuyện mua đàn piano“. Con đã thổi kèn ác-mô-ni-ca cho đến bây giờ, còn nguyện vọng muốn chơi đàn piano, con đã quên từ lúc nào không biết. Mẹ đã dạy cho con biết phải kiên trì và có trách nhiệm với chính kiến của mình. Năm con 19 tuổi, con chuẩn bị thi vào đại học, mẹ đã giúp cùng con phân tích những chuyên nghành mà con yêu thích, và để cho con tự quyết định chuyên nghành mà mình muốn theo đuổi. Mẹ đã dạy cho con biết phải tự chịu trách nhiệm cho tương lai của bản thân.
Năm con 20 tuổi, con muốn thay điện thoại mới, mẹ nói rằng điện thoại cũ chưa hỏng thì không được đổi. Nếu như con nhất định muốn đổi thì tự đi làm ngoài giờ học lấy tiền mà tự mua. Khi con kiếm đủ tiền để mua điện thoại mới nhờ đi dạy thêm, cái cảm giác vui sướng khi thành công đó vượt xa hơn hẳn giá trị của một chiếc điện thoại mới.
Năm con 24 tuổi, sau khi con tốt nghiệp đại học con đã muốn tự gây dựng sự nghiệp. Mẹ đã khuyên con không nên nóng vội, mà hãy bắt đầu làm những việc mà con yêu thích, khi có kinh nghiệm rồi hãy tính. Hai năm sau, con quyết định mở công ty, mẹ nói, nếu như con có thể chấp nhận một kết quả tồi tệ nhất, thì hãy mạnh dạn và đặt tâm vào mà làm. Mẹ đã cho con vay 300 triệu đồng, và yêu cầu con 4 năm sau phải trả. Con đã vỗ ngực và nói, con không những trả tiền cho mẹ, mà còn tặng mẹ một căn hộ nữa. Mẹ đã dạy con biết có trách nhiệm với sự nghiệp của chính mình.
Năm con 27 tuổi, con đã đưa một cô gái thông minh và xinh đẹp về nhà, đó là lần đầu tiên mẹ khen ngợi con trước mặt cô ấy. Mẹ còn nói, chuyện vợ chồng là tự con quyết định, chỉ cần chúng con thành tâm thành ý thì mẹ đã rất hạnh phúc rồi. Mẹ đã dạy cho con biết phải tự có trách nhiệm với hạnh phúc của bản thân.
Năm con 32 tuổi, con đã đưa chìa khóa của một căn hộ mà con mua để tặng mẹ, khi tay mẹ cầm chìa khóa và lập tức quay lưng ra sau. Nhìn thấy đôi vai mẹ khẽ rung rung, con biết rằng mắt mẹ đang nhòa đi vì hạnh phúc. Mẹ đã dạy cho còn biết phải có trách nhiệm với lời hứa của mình.
Năm con 35 tuổi, công ty của con không ngừng mở rộng, và phải xây dựng nhà máy mới, những người thường trách cứ mẹ nhẫn tâm, nay đã không còn gì để nói. Con vẫn thường dạy cho con của con biết phải có trách nhiệm với bản thân mình, giống như mẹ đã từng dạy con khi xưa. Con hy vọng rằng chúng sẽ làm được những điều còn to lớn hơn nữa.
Con yêu của mẹ!
Theo NTDTV

Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2016

Bên cạnh những lời than thở về việc FA thì than thở về việc càng ngày càng ít bạn đang ngày ngày khiến Newsfeed ngập lụt. Ai trong chúng ta cũng từng trải qua cảm giác đấy, cảm giác khi đứa bạn thân có việc bận, bạn lục danh bạ điện thoại dài dằng dặc một cách điên cuồng để tìm người đi ăn trưa, rồi nhận ra là thật sự chẳng có ai phù hợp để đi cùng vì… chẳng ai là đủ thân thiết. Hoặc nói rộng hơn, đó là cảm giác khi bạn nhận ra rằng xung quanh bạn bây giờ thực sự chỉ có vài ba người bạn là có thể nói chuyện một cách thoải mái và lúc nào cũng có thể đi chơi được với nhau. 

Điều gì đã xảy ra với bạn? Chẳng lẽ bạn đã biến thành một kẻ gàn dở, ghét xã hội và muốn thu mình vào vỏ ốc nhiều hết mức có thể? Chuyện gì đã xảy ra với những người bạn thân thiết ngày trước, những người đã khiến cho bạn tưởng rằng mình là kẻ quảng giao nhất??? Có đến cả 1 tỉ lý do, bạn thân mến ạ. Và dưới đây, chỉ là 7 lý do đơn giản nhất cho việc bạn nhận ra là mình đang ngày một ít bạn. 

7 lý do khiến chúng ta mất dần bạn bè ở những năm 20 tuổi 1
Tôi đã làm gì????????

1. Người ta thay đổi

 Đây là một điều hiển nhiên nhưng nó cũng là lý do lớn nhất gây ra cái chết của một tình bạn vào những năm 20 của cuộc đời. Ở độ tuổi này, bạn biết không, bạn thực sự chưa biết rõ về chính bản thân mình. Bạn mù mờ vào việc mình là ai, mình muốn trở thành người như thế nào và bạn cứ vô thức hướng về những người khiến bạn thấy có ý nghĩa nhất vào lúc đó. Sau một thời gian, bạn nắm được quyền kiểm soát mạnh mẽ hơn vào bản thân mình và xác định được những người mình muốn ở bên. Vì lẽ đó, bạn bắt đầu cựa mình thay đổi. Bạn loại bỏ những người không còn phù hợp với mình. 

Đây có lẽ là lý do khó khăn nhất khi nói về việc kết thúc một tình bạn bởi thực sự… nó chẳng phải là lỗi của ai cả. Bạn và những người bạn đó đơn thuần chỉ là lớn lên và trở thành những người khác. 

7 lý do khiến chúng ta mất dần bạn bè ở những năm 20 tuổi 2
Người ta thực sự thay đổi!

2. Người ta đi xa

Bạn bè của bạn đi du học, chuyển sang một thành phố khác, một đất nước khác. Hạt giống họ gieo vào trong cuộc đời của bạn bỗng chốc chẳng ở gần trái tim bạn nữa. Với cuộc sống khác biệt, dù có cố gắng đến thế nào, hai bạn cũng sẽ hiếm đi những cơ hội để cùng chia sẻ với nhau như trước. Đến lúc này, bạn sẽ khó khăn nhận ra rằng, tình bạn của mình chỉ còn là một tên gọi và những kỷ niệm trong tim, một ý niệm thân quen mà bạn chưa sẵn sàng từ bỏ. 

Nhưng, sẽ đến một thời điểm khó khăn đến mức, bạn sẽ phải đưa ra quyết định rằng tình bạn này có thật sự có thể tiếp tục nữa hay không khi có thể hai bạn sẽ chẳng ở cùng một thành phố với nhau nữa, không bao giờ. 

7 lý do khiến chúng ta mất dần bạn bè ở những năm 20 tuổi 3
3. Bạn cãi nhau và xa họ quá lâu

Ở trường trung học, chuyện bạn bè cãi nhau là quá đỗi thường xuyên và thật sự thì nó chẳng có vấn đề gì lớn cả, bạn phải gặp nhau hàng ngày và rõ ràng là bạn sẽ chẳng thể giận họ đến quá ngày thứ hai. Nhưng sau khi bạn tốt nghiệp, hiển nhiên rằng, bạn sẽ không phải gặp những người bạn không muốn gặp như khi còn đi học nữa. Những người bạn cũ cũng hiếm thời gian tụ tập như xưa và chỉ cần một cuộc tranh cãi nhỏ, các bạn cũng sẽ mất một thời gian cực lâu để giận dỗi và việc không nói chuyện với nhau 1- 2 ngày bỗng trở nên quá bình thường vì… bạn đã quen với sự vắng mặt của họ. Và ô, vô tình thì một năm đã trôi qua, bạn gặp họ ngoài đường, sau một câu chào xã giao thì cả hai thật sự… chẳng có gì nhiều để nói với nhau nữa. Đó là lúc, bạn nhận ra là đã quá muộn, quá nhiều thứ đã biến mất và bắt đầu lại từ đầu sẽ có phần kỳ quặc.

7 lý do khiến chúng ta mất dần bạn bè ở những năm 20 tuổi 4
4. Bạn có nhiều mối bận tâm hơn

Những năm 20 của cuộc đời bạn thường có rất nhiều rắc rối và những trách nhiệm với bản thân cũng như gia đình. Bạn đi học, bạn đi làm, bạn bắt đầu nhận ra mình phải sống lành mạnh nếu muốn có đủ tiền để tiêu và một chỗ để ngủ. Vậy nên, bạn bắt đầu tìm cách thoái thác các cuộc vui thâu đêm suốt sáng để tập trung cho công việc và những dự định của mình. Vui chơi quá đà, hết mình, YOLO, không còn là những điều bạn muốn nữa. Bạn bè bắt đầu gọi bạn là “bà ngoại”, “mẹ già”, “bố trẻ”, và điều này càng khiến bạn chẳng muốn gặp họ nhiều như trước nữa. 

7 lý do khiến chúng ta mất dần bạn bè ở những năm 20 tuổi 5
5. Bạn có lịch sinh hoạt khác với họ

Điều này có lẽ không thể giết chết một tình bạn vững bền, nhưng chắc chắn có đủ khả năng để dập nát một tình bạn yếu ớt hơn. Bạn - dù rất muốn dành nhiều thời gian hơn cho họ nhưng ông sếp của bạn muốn bạn làm thêm giờ vào buổi tối, người yêu của bạn cần bạn đưa cô ấy đi ăn trưa và ông sếp của công việc thứ 2 bạn nhận lại cần bạn có mặt vào buổi sáng. 

7 lý do khiến chúng ta mất dần bạn bè ở những năm 20 tuổi 6
6. Những mối quan hệ

Bạn biết rằng mình không muốn trở thành một kẻ phá bĩnh nhưng kể từ khi có sự xuất hiện của người thứ 3 - tức người yêu của một ai đó trong nhóm bạn, cả nhóm đã chẳng còn thấy người bạn đó xuất hiện nhiều nữa. “Bọn mình phải đi ăn tối ở nhà anh ấy với bố mẹ”, “Bọn mình đi xem phim mất rồi”, “Bọn mình phải đưa con mèo đi khám”, “Bọn mình phải đi party với công ty của anh ấy”,… Những lý do bay đến tới tấp khiến bạn chỉ muốn hét lên: “Có nhớ “bọn mình” lúc trước có nghĩa là cậu và tất cả chúng tớ, chứ không phải là cậu và người yêu????” 

7 lý do khiến chúng ta mất dần bạn bè ở những năm 20 tuổi 7
7. Họ là chất độc hại!!

Lũ bạn tồi!!!! Kẻ xấu xa!!! Chơi xấu, nói đểu sau lưng, tìm cách bắt nạt bạn hay những kẻ sống thác loạn và chỉ trực kéo bạn xuống cùng họ! Cuối cùng bạn cũng đã có đủ can đảm và bản lĩnh để từ bỏ những người bạn như vậy. Trong trường hợp này thì xin chúc mừng, ít nhất cũng có những lý do hợp lý và cảm giác thật thanh thản khi nói đến chuyện nghỉ chơi với ai đó. 

7 lý do khiến chúng ta mất dần bạn bè ở những năm 20 tuổi 8

Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2016

Vào niên đại 60, tại Bình Nguyên, Hoài Bắc đã xuất sinh được một thần y họ Cổ. Ông có y đức cao thượng, y thuật tinh xảo, khi chữa bệnh thường dùng “nhân quả” để giáo hóa người bệnh. Khiến cho thể xác và tinh thần của bênh nhân đều khỏe mạnh. Vì vậy, người dân trong vùng gọi ông là “Cổ thiện nhân” (ý chỉ ông là người tốt). Mỗi khi gặp bệnh nhân nghèo, ông chẳng những chữa bệnh không lấy đồng nào mà còn giúp đỡ họ bằng cách cho tiền…
Có một lần, trong thôn có một bà lão đã ngoài 80 tuổi vì tuổi già, cơ thể suy yếu nên bị bệnh nặng. Thần y họ Cổ thấy hoàn cảnh gia đình bà quá nghèo, nên ông không chỉ không thu tiền chữa trị mà còn lấy 60 đồng trong túi áo của mình lặng lẽ đặt vào trong chiếc giày của bà lão. Sau khi vị Thần y rời đi, người con trai của bà lão phát hiện ra số tiền 20 đồng mà chị anh ta để ở dưới gối đã “không cánh mà bay”. Người con trai này của bà lão cho rằng thần y là người đã lấy trộm chúng, thế là anh ta chạy theo tới nhà Thần y để hỏi xem có đúng là ông đã lấy trộm không.
Vị Thần y nghe xong, liền thừa nhận là mình đã lấy 20 đồng, ông còn lấy trong tủ ra 20 đồng và đưa cho người con trai của bà lão. Anh ta nhận tiền xong còn chửi mắng Thần y, đồng thời đá ông 3 cái vào người. Sau khi trở về nhà, anh ta mới biết rằng số tiền 20 đồng kia là do chị gái mình đã lấy cất đi.
Con trai bà lão vừa nghe xong đã vội vàng trở lại nhà Thần y, quỳ xuống xin lỗi và hỏi ông một cách khó hiểu: “Thưa tiên sinh, ông không lấy trộm tiền của nhà tôi, tại sao ông lại nhận?”
Vị Thần y nghe xong liền trả lời: “Mẹ của cậu bị bệnh nặng không thể tức giận, nếu như không tìm được tiền, bà ấy sẽ sốt ruột lo lắng mà nguy hiểm đến tính mạng. Chỉ cần bà ấy khỏe mạnh, ta thừa nhận mình lấy chút tiền ấy cũng được. Ta tin rằng chân tướng của chuyện này sớm muộn gì mọi người cũng sẽ biết rõ. Nếu như ta có thể chịu nhục một chút, đổi lại mẹ của cậu được khỏe mạnh thì cũng là xứng đáng thôi.” Sau khi nghe xong những lời này, anh ta cảm thấy vô cùng xấu hổ.
Một hôm khác, có một cô gái ở thôn bên kia sông đến cầu xin Thần y tới chữa bệnh cho mẹ. Khi Thần y cùng cô gái này đi tới bờ sông để lên thuyền qua sông thì thuyền đã đông người. Vị Thần y vừa bước chân lên thuyền thì người chèo thuyền lại bảo ông xuống. Những người trên thuyền thấy vậy đều nhao nhao yêu cầu người chèo thuyền cho Thần y được qua sông nhưng người chèo thuyền vẫn không đồng ý. Cô gái thấy vậy liền quỳ xuống trước mặt người chèo thuyền vừa khóc vừa cầu xin để Thần y được qua sông chữa bệnh cho mẹ mình.
Người chèo thuyền vẫn không đồng ý, Thần y liền nói: “Được rồi! Mọi người cứ qua sông trước, ta sẽ đợi chuyến sau!” Người chèo thuyền nói: “Ông có chờ đến đêm tôi cũng không chở ông qua sông.” Mọi người thấy quá lạ bèn hỏi người chèo thuyền: “Rốt cuộc là vì sao mà ông lại không chở Thần y qua sông?” Người chèo thuyền im lặng không nói lời nào.
Vị Thần y và cô gái đành phải đứng trên bờ nhìn đoàn người qua sông mà than thở. Không ngờ, ngay khi đoàn thuyền vừa đến giữa dòng sông thì bị một cơn lốc xoáy lớn làm chiếc thuyền chao đảo, rồi lật khiến mọi người đều rơi xuống sông sâu mà tử vong.
Người chèo thuyền bơi được lên bờ mới nói cho vị Thần y và cô gái nghe: “Đêm hôm qua tôi đã gặp ba giấc mộng. Khi tôi vừa nằm xuống thì thổ địa nói với tôi: “Ngày mai, nếu Thần y Cổ qua sông thì đừng chở ông ấy!” Đến nửa đêm, Hà Bá lại nói với tôi rằng: “Ngày mai, nếu Thần y Cổ qua sông thì đừng chở ông ấy!” Đến khi trời tờ mờ sáng thì Quan Thế Âm Bồ Tát lại nói với tôi câu y như vậy. Cho nên, tôi đã không dám chở ông qua sông nhưng cũng không thể nói rõ nguyên do cho mọi người. Đến bây giờ thì tôi mới hiểu, tất cả đều là “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”.
Vị Thần y nghe xong, từ trong tâm mình phát ra lời cảm tạ Thần Tiên và Bồ Tát đã cứu giúp tính mạng mình.
Theo Đại kỷ nguyên tiếng Trung
Mai Trà biên dịch

Site search